Cùng với sự phát triển của công nghệ, con người dần làm được những điều mà trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới như đi dưới nước, băng qua biển, vượt núi… và một trong số đó là làm những đường tàu vĩ đại. Đó là những tuyến đường sắt trên vách núi cheo leo, hoặc nối giữa những vực sâu thăm thẳm… khiến bạn vừa ngồi trên tàu vừa run rẩy...
1. Tuyến đường sắt Nubes
Tuyến đường sắt Nubes (Argentina) được bắt đầu xây dựng vào năm 1921, nó giúp kết nối khu vực miền Bắc của Argentina với Chile trên dãy núi Andes.
Bởi địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi cao và vách đá, khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên các nhà kỹ thuật đã tính toán để tuyến đường sắt chạy qua 29 cây cầu, 21 đường hầm, 13 cầu cạn cùng nhiều đoạn đường xoắn ốc. Điều này sẽ giúp đoàn tàu không gặp mấy khó khăn khi di chuyển.
Với chiều cao 4.200 m so với mực nước biển, Nubes là tuyến đường sắt cao thứ 5 trên thế giới. Vì độ cao lớn nên Nubes được mọi người đặt cho cái tên trìu mến là "con đường lên mây". Tham gia vào chuyến tàu này, du khách hoàn toàn có thể cảm nhận như mình đang lao đi trên mây, những đám mây trôi lững lờ ở dưới cây cầu và sườn tàu.
2. Tuyến đường sắt Pamban
Cách đơn giản nhất để đi từ đất liền ra một hòn đảo là tàu thủy hay nhanh nhất là máy bay. Tuy nhiên, tuyến đường sắt xuyên biển Pamban ở Ấn Độ có thể giải quyết đồng thời cả hai vấn đề này. Tuyến đường sắt này cũng được coi là cây cầu xuyên biển đầu tiên và dài thứ 2 ở Ấn Độ.
2. Tuyến đường sắt Pamban
Cách đơn giản nhất để đi từ đất liền ra một hòn đảo là tàu thủy hay nhanh nhất là máy bay. Tuy nhiên, tuyến đường sắt xuyên biển Pamban ở Ấn Độ có thể giải quyết đồng thời cả hai vấn đề này. Tuyến đường sắt này cũng được coi là cây cầu xuyên biển đầu tiên và dài thứ 2 ở Ấn Độ.
Được xây dựng vào năm 1914, sau khi chạy trên cây cầu dài 2,2 km nối với lục địa Ấn Độ, tuyến đường sắt Pampan sẽ chia ra thành 2 nhánh khác nhau. Một nhánh đến thị trấn Rameshwaram với chiều dài 10,06 km và một đến Dhanushkoi với chiều dài 24 km (nhánh này sau đó đã bị phá hủy trong một cơn bão vào năm 1964).
Vì là một tuyến đường sắt xuyên biển nên Pamban còn được trang bị thêm cả hệ thống trục nâng ở giữa để cho tàu và xà lan đi qua an toàn. Ngoài ra, đây còn là tuyến đường đi chính cho những người hành hương đến thánh địa của đạo Hindu ở Rameshwaram.
Điều đặc biệt của tuyến đường này đó là dù đã được xây dựng từ 100 năm trước, nhưng kết cấu của nó vẫn còn rất mới và không hề có dấu hiệu hỏng hóc do tự nhiên - một điểm đáng ngạc nhiên với công nghệ của người Ấn Độ thời điểm đó.
3. Tuyến đường sắt Georgetown Loop
Tuyến đường sắt Georgetown Loop ở Colorado (Mỹ) ra đời trong bối cảnh những tuyến đường giao thông trên bộ không đủ đáp ứng nhu cầu về sức chứa khi nhiều người đổ xô đi khai thác các mỏ vàng, bạc.
3. Tuyến đường sắt Georgetown Loop
Tuyến đường sắt Georgetown Loop ở Colorado (Mỹ) ra đời trong bối cảnh những tuyến đường giao thông trên bộ không đủ đáp ứng nhu cầu về sức chứa khi nhiều người đổ xô đi khai thác các mỏ vàng, bạc.
Được hoàn thành vào năm 1884, tuyến đường sắt này dài 7,2km, có chiều cao lên tới 183m so với mặt đất và được thiết kế xoắn ốc theo thân của núi Rocky. Thay vì lên thẳng dốc rất nguy hiểm, các kỹ sư xây dựng đã tính toán để đoàn tàu lên dốc ở những độ dốc nhỏ hơn.
Tuy nhiên, quãng đường đi sẽ tăng gấp đôi bởi tàu sẽ đi vòng quanh ngọn núi. Bên cạnh đó, các chuyên gia đã xây thêm 4 cây cầu để tàu vượt qua các vực sâu một cách dễ dàng.
Tuy vậy, khoảng cách giữa hai đường ray của đường tàu Georgetown Loop khá nhỏ: 1,067 m, trong khi khoảng cách đường ray thông thường là 1,435 m. Với dáng vẻ cổ xưa như đoàn tàu trong miền cổ tích, tuyến đường sắt Georgetown Loop đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong suốt thế kỷ qua.
4. Tuyến đường sắt Kuranda
4. Tuyến đường sắt Kuranda
Tuyến đường sắt Kuranda (Australia) dài 37 km này được bắt đầu xây dựng vào năm 1882 và hoàn thành năm 1891. Để tạo ra được cung đường này, 3 triệu mét khối đất được khai quật; 15 đường hầm làm bằng tay và 37 cây cầu được xây dựng để đưa tuyến đường lên độ cao 328 m so với mực nước biển.
Xuyên qua rừng quốc gia Kuranda, du khách trên tàu có thể nhìn thấy rất nhiều phong cảnh hùng vĩ như rừng nhiệt đới, thác nước chảy… Tuy nhiên, đi kèm với nó cũng là những nguy hiểm khó lường.
Vào năm 1995, các kỹ sư đã phải tiến hành một cuộc tu sửa lớn bởi tuyến đường đã bị hư hại do hiện tượng đá lở gây nên. Gần đây nhất, ngày 26.3.2010, tàu đã bị trật đường ray do lở đất, làm bị thương 250 người và đã bị đóng cửa đến tháng 5 để xử lý hậu quả.
5. Tuyến đường sắt Yukon - đèo Trắng
5. Tuyến đường sắt Yukon - đèo Trắng
Được xây dựng vào năm 1898, tuyến đường sắt băng qua đường mòn Yulon và đèo Trắng ở Alaska này ngày nay chỉ được dùng với mục đích du lịch và chào đón hơn 450.000 du khách mỗi năm.
Đây được coi là "tuyến đường sắt được xây dựng trên vàng", là bước đánh dấu sự vĩ đại của ngành kỹ thuật dân dụng quốc tế khi các chuyên gia đã hoàn thành chúng trong 26 tháng và sử dụng tới 450 tấn thuốc nổ để mở đường xuyên qua dãy núi ven biển của Canada.
Tham gia vào chuyến du lịch này, du khách sẽ cảm nhận như mình đang phiêu lưu quãng đường dài 532 km trên con tàu với chiếc đầu máy hơi nước. Điểm đặc biệt hơn cả là con tàu sẽ "lao" trên tuyến đường sắt chênh vênh, bám sát những quả đồi, ghê sợ hơn nữa là chỉ một đầu của tuyến đường được cố định, còn đầu kia thả lỏng. Theo các chuyên gia, điều này sẽ giúp cho tuyến đường có thể trụ vững khi xảy ra một vụ động đất không quá mạnh.
Tham gia vào chuyến du lịch này, du khách sẽ cảm nhận như mình đang phiêu lưu quãng đường dài 532 km trên con tàu với chiếc đầu máy hơi nước. Điểm đặc biệt hơn cả là con tàu sẽ "lao" trên tuyến đường sắt chênh vênh, bám sát những quả đồi, ghê sợ hơn nữa là chỉ một đầu của tuyến đường được cố định, còn đầu kia thả lỏng. Theo các chuyên gia, điều này sẽ giúp cho tuyến đường có thể trụ vững khi xảy ra một vụ động đất không quá mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét