Tên hồ Kanas được đặt theo tên của một con sông chảy bên trong dãy núi Arơthai. Hai bên bờ sông là các dãy núi cao vút. Nhiều tảng băng tích tụ giữa các khe núi, khi tan chảy tạo thành hồ nước lớn là hồ Kanas, rộng 44,78km2, cao 1.340m so với mặt nước biển. Đây là hồ nước sạch sâu nhất Trung Quốc (184m), được hình thành cách đây 200.000 năm.
Kanas được mô tả giống như “bảng màu của thượng đế” vì màu sắc của nó rất đa dạng. Khi trời không mây, nước trong veo có màu xanh dương và xanh lục.
Màu sắc của hồ đa dang, khi thì trong veo một màu xanh dương xanh lục, khi lại có màu hồng phản chiếu từ những áng mây hồng, rồi lại cả màu xanh xám khi mây bao phủ…hồ Kanas là hồ nước sạch sâu nhất Trung Quốc, là ngôi nhà của của gần 8 trăm loài thực vật và hàng trăm loài chim đang sinh sống. Sống giữa khung cảnh xinh đẹp này là hơn 1.400 người dân tộc thiểu số Tuva, tổ tiên của họ đến từ Siberia cách đây hơn 1.000 năm.
Ngay cả người Trung Quốc cũng rất ít người biết đến hồ nước này vì nó nằm ở tận cùng phía Tây Bắc của đất nước và một phần của hồ luôn bị bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
Chỉ đến khi có tin đồn nơi đây có một loài thủy quái, hồ Kanas mới được nhiều người biết đến.
Tuy người ta không tìm thấy bất kì một loài yêu quái nào ở đây nhưng từ đó vẻ đẹp mĩ lệ của hồ Kanas đã lan truyền đi khắp nơi.
Khu vực hồ Kanas luôn bị bao phủ bởi khí hậu lạnh giá và gió mạnh. Hơi nước gặp không khí lạnh làm mưa lớn, khiến rừng Taiga kéo dài từ Siberia đến Kanas tốt tươi hơn. Vì thế mà đây là vùng có khí hậu sinh thái giống châu Âu nhất Trung Quốc.
Kanas nằm tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á nên có nền văn hóa - lịch sử lâu đời. Người ta tìm thấy những bức tượng tồn tại trên 1 vạn năm, ghi lại sức hấp dẫn của thiên nhiên nơi đây đối với những nhóm người du mục.
Chỉ đến khi có tin đồn nơi đây có một loài thủy quái, hồ Kanas mới được nhiều người biết đến.
Tuy người ta không tìm thấy bất kì một loài yêu quái nào ở đây nhưng từ đó vẻ đẹp mĩ lệ của hồ Kanas đã lan truyền đi khắp nơi.
Khu vực hồ Kanas luôn bị bao phủ bởi khí hậu lạnh giá và gió mạnh. Hơi nước gặp không khí lạnh làm mưa lớn, khiến rừng Taiga kéo dài từ Siberia đến Kanas tốt tươi hơn. Vì thế mà đây là vùng có khí hậu sinh thái giống châu Âu nhất Trung Quốc.
Kanas nằm tiếp giáp giữa châu Âu và châu Á nên có nền văn hóa - lịch sử lâu đời. Người ta tìm thấy những bức tượng tồn tại trên 1 vạn năm, ghi lại sức hấp dẫn của thiên nhiên nơi đây đối với những nhóm người du mục.
Bên bờ hồ có tộc người Đồ Ngõa sinh sống. Người Đồ Ngõa đối với thiên nhiên Kanas như có một hẹn ước ngầm xuất phát từ trái tim, thể hiện ngay ở những đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Họ xây nhà bằng các cây gỗ và các loài thực vật trong rừng, gần hồ. Thực vật phát triển thành bức tường kín, che kín gió.
Người Đồ Ngõa thích ứng khí hậu của Kanas để có thể tồn tại được ở đây. Mùa đông kéo dài, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tuyết rơi rất lớn, giao thông bị đứt quãng, họ không thể ra ngoài và chỉ có thể đi lại bằng cách đi bộ, cưỡi ngựa hoặc trượt tuyết. Tuyết rơi nhiều, họ phải đào hầm dưới tuyết để đến hồ. Khi đó, mặt hồ Kanas yên bình dưới màn tuyết trắng muốt.
Trước kia họ sống du mục nhưng hiện nay đã định cư, chăn thả gia súc để sinh sống. Tài nguyên ở Kanas tốt tươi, phong phú nên cuộc sống của người Đồ Ngõa cũng thoải mái. Người ta gọi người Đồ Ngõa ở đây là người Mông Cổ nói tiếng Đồ Ngõa bởi họ bị ảnh hưởng nhiều của người Mông Cổ nhưng lại có thói quen sinh hoạt mang đặc trưng của hồ Kanas và có nhiều điểm khác biệt.
Vào mùa xuân, hồ Kanas trở thành nơi giao lưu văn hóa của nhiều tộc người. Vì vậy, người Đồ Ngõa cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác. Chiều 30 họ xây dựng đền tế, và cả làng sẽ tập trung ở đây vào ngày mùng 1 để tế lễ thần Kanas của họ. Trong dịp này, họ thường tổ chức đua ngựa cho các em bé để khơi dậy lòng dũng cảm của các em. Những nét văn hóa của người Đồ Ngõa đang dung hòa dần với các dân tộc khác, đặc biệt là người Mông Cổ. Người ta dự đoán người Đồ Ngõa sẽ bị dung hòa triệt để trong vòng 50 năm nữa.
Hồ Kanas được người Đồ Ngõa tôn thờ như mẹ của mình vì hồ là nơi cung cấp nguồn lương thực và cả đời sống tinh thần cho họ, đã ban cho họ cuộc sống yên bình, no đủ.
Người Đồ Ngõa thích ứng khí hậu của Kanas để có thể tồn tại được ở đây. Mùa đông kéo dài, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tuyết rơi rất lớn, giao thông bị đứt quãng, họ không thể ra ngoài và chỉ có thể đi lại bằng cách đi bộ, cưỡi ngựa hoặc trượt tuyết. Tuyết rơi nhiều, họ phải đào hầm dưới tuyết để đến hồ. Khi đó, mặt hồ Kanas yên bình dưới màn tuyết trắng muốt.
Trước kia họ sống du mục nhưng hiện nay đã định cư, chăn thả gia súc để sinh sống. Tài nguyên ở Kanas tốt tươi, phong phú nên cuộc sống của người Đồ Ngõa cũng thoải mái. Người ta gọi người Đồ Ngõa ở đây là người Mông Cổ nói tiếng Đồ Ngõa bởi họ bị ảnh hưởng nhiều của người Mông Cổ nhưng lại có thói quen sinh hoạt mang đặc trưng của hồ Kanas và có nhiều điểm khác biệt.
Vào mùa xuân, hồ Kanas trở thành nơi giao lưu văn hóa của nhiều tộc người. Vì vậy, người Đồ Ngõa cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác. Chiều 30 họ xây dựng đền tế, và cả làng sẽ tập trung ở đây vào ngày mùng 1 để tế lễ thần Kanas của họ. Trong dịp này, họ thường tổ chức đua ngựa cho các em bé để khơi dậy lòng dũng cảm của các em. Những nét văn hóa của người Đồ Ngõa đang dung hòa dần với các dân tộc khác, đặc biệt là người Mông Cổ. Người ta dự đoán người Đồ Ngõa sẽ bị dung hòa triệt để trong vòng 50 năm nữa.
Hồ Kanas được người Đồ Ngõa tôn thờ như mẹ của mình vì hồ là nơi cung cấp nguồn lương thực và cả đời sống tinh thần cho họ, đã ban cho họ cuộc sống yên bình, no đủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét