Mọi thứ trông vẫn còn khá mới mẻ dù khu di chỉ được tính toán có từ 600 năm trước (khoảng 1450). Quá trình xây dựng Machu Picchu được tính toán trong giai đoạn trị vì của 2 vị hoàng đế vĩ đại nhất đế chế Inca là Pachacutec Inca Yupaqui (1438-1471) và Tupac Inca Yupanqui (1472-1493). Ảnh: Eugene Kaspersky/Flickr.
Những khối đá được xếp một cách khoa học và tưởng như đã có tính toán trước từng đường cong, đường thẳng. Người Inca được mệnh danh là bậc thầy về kỹ thuật xếp đá không dùng chất kết dính. Ảnh: Mathew Knott/Flickr.
Một lối đi được dựng lên dựa theo vách đá núi. Nhiều người cho rằng có thể do người Tây Ban Nha xâm lược mà bộ tộc Inca đã bỏ hoang khu vực này. Ảnh: Mathew Knott/Flickr.
Machu Picchu được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983. Trước làn sóng khách du lịch ngày dâng cao, các nhà quản lý đã hạn chế số lượng du khách nhất định có thể vào thăm khu di chỉ trong một ngày. Ảnh: Iuk/Flickr.
Người ta cho rằng khu quần thể được xây dựng để làm nơi nghỉ dưỡng cho giới quý tộc Inca cổ đại. Ảnh: Dachalan/Flickr.
Những con Llama (lạc đà không bướu) sống quanh khu di chỉ được đánh số thứ tự trên tai để quản lý. Ảnh: Santiago Sarmiento/Flick.
Nhiều giả thuyết cho rằng thành phố không bị bỏ hoang hoàn toàn vào thế kỷ 16 (khoảng năm 1572). Nhà khám phá và săn kho báu người Mỹ Hiram Bingham đã công bố thông tin làm ngạc nhiên thế giới năm 1911, sự thật là vẫn có người sinh sống tại Machu Picchu. Một vài người bản địa Quechua đã có mặt tại khu di chỉ và Bingham từng được một cậu bé trong bộ tộc dẫn đến nơi. Bingham đã mang rất nhiều kỷ vật ra khỏi Machu Picchu và điều này làm cho các nhà cầm quyền Peru cảm thấy bất bình. Hiện họ nỗ lực yêu cầu chúng được trả lại. Ảnh: Theodore Scott/Flickr.
Những bậc thang kỳ vĩ bao quanh các công trình từng là nơi cung cấp lương thực cho cư dân sống trong thành phố nhỏ này. Người ta còn tin rằng họ dùng đất để thử nghiệm trồng các loại cây mới cho đế chế Inca. Những bức tường đá xếp dọc theo những bậc thang khổng lồ nhằm giảm xói mòn và nguy cơ lở đất, nhờ đó Machu Picchu có thể tồn tại qua hàng thế kỷ. Ảnh: Benjamin Dumas/Flickr.
Những bậc thang kỳ vĩ bao quanh các công trình từng là nơi cung cấp lương thực cho cư dân sống trong thành phố nhỏ này. Người ta còn tin rằng họ dùng đất để thử nghiệm trồng các loại cây mới cho đế chế Inca. Những bức tường đá xếp dọc theo những bậc thang khổng lồ nhằm giảm xói mòn và nguy cơ lở đất, nhờ đó Machu Picchu có thể tồn tại qua hàng thế kỷ. Ảnh: Benjamin Dumas/Flickr.
Ngôi đền thờ mặt trời vẫn còn khá nguyên vẹn với cấu trúc hình trụ tròn. Năm 1976, khoảng 30% khu di chỉ Machu Picchu đã được trùng tu và công việc tiếp tục cho đến ngày nay. Ảnh: David Standley/Flickr.
Mọi người đứng từ xa rồi lại gần Pachu Picchu và đã có ai tự hỏi, những cư dân của đô thị trên mây này trông thấy gì khi họ ngủ dậy vào sáng sớm khi nhìn qua cửa sổ. Đây là một trong nhiều góc nhìn với mây trời quyện lấy những đỉnh núi xanh. Ảnh: Jame C Farmer/Flickr.
Rong rêu đã phủ trên những bức tường thành, từ đây có thể nhìn thấy thung lũng bên dưới với dòng sông Urubamba uốn lượn theo chân núi. Ảnh: Benjamin Dumas/Flickr.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét